Báo cáo mới nhất chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm không khí cao nhất nằm ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

Tại hai khu vực này, lượng chất độc trong không khí một số nơi thậm chí cao gấp 5 lần mức giới hạn của WHO. Trẻ em, người nghèo là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hà Nội ô nhiễm không khí cao thứ hai trong 23 thành phố Đông Nam Á.

Chất lượng không khí tại Hà Nội thường xuyên trong tình trạng không tốt với nồng độ bụi PM2.5 trung bình 63,2 µg/m3, gần gấp đôi TP HCM.

Bình quân 91% số ngày trong ba tháng đầu năm, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO.

Bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi.

Chúng hình thành chủ yếu từ khí thải hoạt động giao thông và xây dựng.

Nếu tiếp xúc trong thời gian dài rất dễ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch.

Trẻ em, người già, phụ nữ có thai là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Cũng theo tổ chức này, khoảng 3 tỷ người trên thế giới đang hít phải khí độc từ bếp nấu ăn trong nhà.

Ô nhiễm không khí trong nhà được cho là khiến 3,8 triệu người chết trong năm 2016.

Điều đáng ngại là tại Việt Nam hiện chưa có số liệu cụ thể ca bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí.

Theo dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, tỷ lệ người dân bị viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… sẽ tăng gấp đôi vào năm 2021 nếu không có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Dù ở mức độ nặng hay nhẹ, ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

Bảo vệ môi trường sống, cải thiện chất lượng không khí là giải pháp cấp bách bảo vệ gia đình và thế hệ tương lai.

Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng mọi người lên sắm cho gia đình, bản thân những thiết bị lọc không khí để bản than và gia đình luôn được an toàn, hít thở nguồn không khí sạch.

Bạn cảm thấy bài viết này thế nào?

Đánh giá bài viết bằng cách chọn sao

Average rating 0 / 5. Vote count: 0