Bệnh lao phổi có bị lây không? Lây qua con đường như thế nào?
Lao phổi là một bệnh lý rất nguy hiểm và có nhiều thể bệnh khác nhau như lao màng phổi, lao phổi afb âm tính…
Người bệnh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, biến chứng sang các bộ phận khác thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy bệnh lao phổi có dễ lây không và lây qua những con đường như thế nào?
Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Tìm hiểu về căn bệnh lao phổi
Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do hệ hô hấp cụ thể là phổi bị một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium Tuberculosis xâm nhập và tấn công. Loại vi khuẩn này có khả năng sinh sôi và phát triển nhanh chóng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân mắc chứng lao phổi sẽ nhanh chóng trở nên suy yếu, sức đề kháng không đủ khả năng chống lại vi rút gây bệnh. Khi nhiễm bệnh lao trong khoảng thời gian đầu người bệnh rất khó phát hiện cho nên thời gian ủ bệnh kéo dài. Đến khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn biến chứng với những biểu hiện nặng hơn.
Các trường hợp nghiêm trọng khi người bệnh bị nhiễm khuẩn lao sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ho kéo dài kèm theo máu, cơ thể ốm yếu , gầy gò thiếu sức sống. Ngoài ra một số biến chứng nặng thường khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn như: Tràn dịch màng phổi, xơ phổi, lao kháng thuốc…
Vậy khi bị bệnh lao phổi có dễ bị lây không?
Có thể nói, bệnh lao phổi là một căn bệnh xã hội nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn “mông lung” không biết bệnh lao phổi có dễ lây không? Hình dung như thế này nhé:
Bệnh lao phổi được chia thành 2 thể là: Lao phổi và lao ngoài phổi.
Lao ngoài phổi: Như lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng… Và chỉ chiếm 15 – 20 % trong số các thể lao, không có khả năng lây lan sang người khác.
Lao phổi (lao hoạt tính) chiếm trên dưới 80% các trường hợp mắc lao và được chia thành lao phổi afb âm tính (-) và afb (+) dương tính.
Như vậy đối với câu hỏi bệnh lao phổi afb âm tính hay dương tính có lây không? Thì câu trả lời là bệnh này lây lan rất nhanh chóng thông qua con đường hô hấp.
Ngược lại những bệnh lao ngoài phổi như lao màng phổi không lây sang người khác. Tuy nhiên, đây cũng là một loại bệnh nguy hiểm, biến chứng khôn lường nên cũng cần phải có phác đồ điều trị và theo dõi của bác sĩ.
Bệnh lao phổi có thể lây qua những con đường nào?
Nếu đang thắc mắc rằng bệnh lao phổi lây qua những đường như thế nào thì câu trả lời sẽ là lao phổi có khả năng lây lan nhanh chóng bằng nhiều con đường khác nhau. Dưới đây là một số cách thức sinh sôi và phát tán của vi khuẩn lao:
- Con đường ngắn nhất để truyền bệnh lao từ người này sang người khác là hô hấp, cụ thể là trò chuyện, cười đùa, hắt hơi, ho,… của người bệnh.
- Bệnh lao phổi có lây qua đường ăn uống, sinh hoạt, qua những đồ dùng chung của người nhà bệnh nhân mà không có sự phòng ngừa.
- Vi khuẩn lao còn xâm nhập bằng đường máu, thông qua các vết xước, vết hở khiến cho vi khuẩn lao tấn công vào người khỏe mạnh.
- Bệnh lao phổi lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ mang thai bị lao phổi có thể lây cho con tuy nhiên không phải là 100%. Nếu thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì khả năng truyền từ mẹ sang con sẽ giảm xuống.
Đề phòng ngừa bệnh lao phổi lây lan qua các con đường ở trên, cả người bệnh và người nhà khi tiếp xúc cần chú ý đeo khẩu trang, không dùng chung các vật dụng cá nhân.
Đặc biệt, nơi ở phải sạch sẽ, thoáng mái.
Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan thông qua mọi đường khác nhau điều quan trọng nhất là mỗi người cần có biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho chính mình như đeo khẩu trang vệ sinh cá nhân thường xuyên và nên dùng sản phẩm máy tạo ion âm lọc không khí khử vi rút vi khuẩn
Bạn cảm thấy bài viết này thế nào?
Đánh giá bài viết bằng cách chọn sao
Average rating 0 / 5. Vote count: 0