Mùa Xuân ở Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 3 và được rất nhiều người yêu thích bởi vẽ đẹp của hoa anh đào. Tuy nhiên, với người Nhật thì đây cũng là mùa của bệnh dị ứng phấn hoa hoành hành.

Đối với người Việt Nam mới sống ở Nhật thì chưa bị ảnh hưởng lắm đến cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm sống ở Nhật thì bạn sẽ phải đối mặt với căn bệnh khó chịu nhất vào mùa Xuân này.

Lý do bạn bị dị ứng phấn hoa.

Nguyên nhân chính thức là do phấn hoa của cây Sugi 杉 hay còn gọi là tuyết tùng Nhật Bản.

Sau Đệ nhị thế chiến, chính phủ Nhật Bản vì muốn tự túc trong ngành sản xuất gỗ nên đã quyết định thay thế rừng Nhật Bản bằng loài cây Sugi.

Cảnh phấn hoa đang bay ra từ rừng cây tuyết tùng

Rừng cây Sugi bao phủ 18% diện tích đất Nhật, nhiều hơn cả tổng diện tích đất nông nghiệp 11%.

Tuy nhiên, kế hoạch này thất bại nặng nề:

  • Giá tuyết tùng giảm mạnh
  • Môi trường bị ảnh hưởng
  • Đất bị xói mòn
  • Mực nước ngầm bị giảm
  • Và số lượng người dị ứng với phấn hoa Sugi tăng vọt
  • Đến năm 2008, có 26,5% dân số (33,8 triệu người) bị dị ứng với phấn hoa cây tuyết tùng

Thông thường, những người mới đến Nhật sẽ không bị mắc bệnh này.

Nhưng sau thời gian dài sống ở Nhật, hệ miễn dịch yếu đi hoặc lượng phấn hoa cơ thể tiếp xúc tăng dần theo từng năm, cũng sẽ khiến cho mắc phải các triệu chứng dị ứng phấn hoa như người bản xứ.

Sống 3-4 năm là bạn cũng có khả năng bị dị ứng như người bản địa

Nguyên nhân: cây tuyết tùng Nhật Bản thụ phấn nhờ gió, nên vào mùa xuân phấn hoa sẽ bay rất nhiều trong không khí.

Hàng năm, có ít nhất khoảng 25% người Nhật bị dị ứng phấn hoa.

Và mỗi năm số lượng phấn hoa bay trong gió càng nhiều, khiến cho số người dị ứng với phấn hoa Sugi ngày một tăng.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp của dị ứng phấn hoa

Phấn hoa có thể tiếp xúc với nhiều nơi trên cơ thể, nhưng chủ yếu gây ra các triệu chứng dị ứng ở mắt. mũi, họng (gần giống với triệu chứng bệnh cúm):

  • Mắt: ngứa, chảy nước mắt, sưng phù mắt và vùng mặt xung quanh.
  • Mũi: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, trường hợp nặng gây chảy máu mũi
  • Họng: ngứa họng, mất tiếng, nặng có thể đau rát cổ họng

Phòng và điều trị ứng ứng phấn hoa ở Nhật

Phương pháp chủ yếu nhất là uống thuốc phòng bệnh trước khi lượng phấn hoa trong không khí tăng lên.

Các loại thuốc và sản phẩm phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Mua thuốc từ các cửa hàng, phòng khám, và bắt đầu uống từ khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 để tăng sức đề kháng.

Và uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi không còn các triệu chứng của dị ứng phấn hoa nữa thì ngừng thuốc.

Biện pháp phòng tránh

Uchiko xin giới thiệu đến các bạn biện pháp phòng tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả nhất – Một lần và mãi mãi.

IONION UCHIKO – Máy tạo ion âm cá nhân

Thiết kế nhỏ gọn chỉ 20g, nhưng công suất lên đến 690.000 ion âm/cm3.

Ionion Uchiko tạo ra các ion âm bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhận bên ngoài như: phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn, virus, bụi mịn…

Chi tiết: Máy tạo ion âm cá nhân Ionion Uchiko

Bệnh dị ứng phấn hoa khi ở Nhật rất khó chịu, tuy nhiên nếu bạn chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh thì sẽ giảm bớt khả năng mắc bệnh rất nhiều.

Chúc bạn đón một mùa xuân tại Nhật Bản thật vui vẽ và tràn đầy sức khỏe.

Bạn cảm thấy bài viết này thế nào?

Đánh giá bài viết bằng cách chọn sao

Average rating 1 / 5. Vote count: 2