CÁC LOẠI BỤI TRONG NHÀ: ĐÂU MỚI LÀ “KẺ THÙ” ĐÍCH THỰC
Bụi nhà là một thuật ngữ khá rộng mà mỗi khi chúng ta nhắc đến lại thường chỉ liên tưởng đên một chủ thể duy nhất – những đám bụi bám đầy trên đồ đạc.
Thế nhưng thực tế bụi nhà là sự kết hợp của rất nhiều thành phần và đa phần những loại bụi độc hại lại không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để bảo vệ bản thân, trước tiên chúng ta cần biết “đối tượng” cần ngăn ngừa là ai!
Bụi trong nhà là gì?
Bụi nhà là sự kết hợp của các hạt phân hủy tự nhiên từ các vật dụng trong nhà, trộn lẫn với các loại bụi bên ngoài. Thành phần của bụi thay đổi theo thời gian và thay đổi từ các thành phần từ nhà này sang nhà khác. Nguồn phát sinh bụi chủ yếu có thể kể đến như sợi dệt, các bộ phận từ côn trùng, vẩy da thú cưng, lông tóc người và động vạt, thức ăn thừa, hạt phấn, bào tử nấm mốc, vi khuẩn, vảy da, cát…
Các loại bụi nguy hiểm trong nhà
Điều quan trọng nhất khi phân loại bụi là kích thước. Các phân tử bụi thường được đo bằng micron (1micron = 1/1.000.000m)
Cơ thể người có cơ chế đề kháng chống lại những loại bụi lớn hơn 10micron, tuy nhiên, những hạt bụi nhỏ hơn 10micron có thể đi sâu vào hệ hô hấp, thậm chí di chuyển sâu vào phổi, vào đường máu gây ra những bệnh rất nguy hiểm.
PM10: các hạt có đường kính 10micron, thường được gọi là bụi PM10
PM2.5: các hạt có đường kính 2.5micron, các hạt này thường bay lơ lửng (mất vài giờ đến vài ngày để rơi xuống), siêu mỏng nhẹ và dễ dàng đi sâu vào phổi.
Có hai loại chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà: chất hạt và chất ô nhiễm dạng khí (VOC hay hợp chất hữu cơ dễ bay hơi).
Một số hạt dễ thể tìm thấy trong nhà:
Bụi dưới dạng PM rắn hoặc khói và khói, là hỗn hợp của các hạt rắn và lỏng.
Các chất ô nhiễm sinh học, bao gồm virus, vi khuẩn, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi và các bộ phận cơ thể của côn trùng, vẩy da động vật.
Điều gì làm tăng lượng bụi trong nhà
Những ngôi nhà sử dụng thảm và rèm thường có mức độ bụi cao hơn. Ngoài ra, nếu ít vệ sinh hệ thống lọc không khí, điều hòa cũng làm tăng lượng bụi. Nếu nhà bạn ở khu vực giao thông cao, nhiều công trình đang xây dựng cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng bụi trong nhà gia tăng.
Để đối phó với bụi, bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để loại bỏ các loại bụi mịn, siêu mịn lơ lửng.
Bạn cảm thấy bài viết này thế nào?
Đánh giá bài viết bằng cách chọn sao
Average rating 0 / 5. Vote count: 0