Đáng chú ý, 90% bệnh nhân mắc bệnh này có tiền sử hút thuốc lá.

Tại Việt Nam, tính riêng trong năm 2016, số bệnh nhân tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở nước ta đã đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng sau các bệnh lý về tai biến mạch máu não và ung thư.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh giới hạn lưu lượng đường thở, thường kết hợp với đáp ứng viêm mạn tính ở đường thở và nhu mô phổi do các hạt và khí độc hại.

Bệnh có tính chất dai dẳng và tiến triển theo thời gian với các giai đoạn và các triệu chứng khác nhau.

Điển hình là các triệu chứng như ho, ho có đàm (ban đầu ít và loãng, sau nhiều, đặc hơn, giai đoạn cuối có thể đổi màu và có mủ), thở gắng sức, khó thở, người mệt mỏi…

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra các biến chứng như suy hô hấp, suy tim, ung thư phổi,…có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thuốc lá: Là nguyên nhân chính của bệnh và tử vong do COPD.

Theo nghiên cứu, 15% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của COPD và 80 – 90% các bệnh nhân COPD đều có tiền sử hút thuốc.

Những đối tượng hút thuốc lá thụ động: trẻ em trong gia đình có người hút thuốc lá bị các bệnh đường hô hấp trên với tỉ lệ cao hơn trẻ em trong gia đình không có người hút thuốc.

Ô nhiễm môi trường: Khói xe, bụi bẩn, khói bếp than…

Là các yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ này nhỏ hơn so với thuốc lá.

Nhiễm trùng hô hấp:

Nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em dưới 8 tuổi gây tổn thương lớp tế bào biểu mô đường hô hấp và các tế bào lông chuyển, làm giảm khả năng chống đỡ của phổi.

Nhiễm virut hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển.

Yếu tố cơ địa:

Tăng tính phản ứng của phế quản là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Tăng tính phản ứng phế quản thấy ở 8 – 14% người bình thường.

Thiếu α1 – antitrypsin là yếu tố di truyền được xác định chắc chắn gây bệnh COPD và giãn phế nang.

Chưa có thuốc chữa

Hiện nay, chưa có thuốc chữa khỏi COPD.

Việc điều trị chủ yếu tập trung vào làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh dễ thở, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thuốc chủ yếu được sử dụng ở giai đoạn nặng của bệnh (GĐ 3, GĐ 4) là thuốc giãn phế quản, thuốc kháng viêm corticoid dạng uống hoặc dạng xịt, dạng khí dung.

Dùng các thuốc corticoid nhằm hạn chế tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính của các bệnh nhân, do đó làm giảm chít hẹp đường thở.

Tuy nhiên dùng thuốc này người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng đường máu, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy thượng thận…

Phòng ngừa Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Không hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với các khí độc hại, ô nhiễm môi trường.

Sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí, khử sạch khói độc.

Bạn cảm thấy bài viết này thế nào?

Đánh giá bài viết bằng cách chọn sao

Average rating 0 / 5. Vote count: 0